Không như cảm giác lâng lâng và ngập tràn hạnh phúc khi mang thân con trai kiếp con gái ra biểu diễn trên sàn catwalk, một số pê đê đã vội quay về với cuộc mưu sinh. Họ đi hát trong các đám ma, diễn các màn “show hàng” mua vui cho thiên hạ.
Cuối tuần, tôi cố chen chân giữa đám đông để vào đám tang của một tài xế taxi tử nạn, tên H. vì cứu người trong hỏa hoạn. Anh từng là gương điển hình gương người tốt việc tốt vì không chịu nổi cảnh giang hồ ức hiếp giới taxi nên đã tố cáo đến báo chí để vạch mặt bọn xấu ra ánh sáng. Ma chay của người lao động nghèo ở quận 4 này cũng không có gì hơn ngoài tình làng nghĩa sớm chia buồn nhưng có điều đặc biệt là sự xuất hiện của gánh hát… pê đê khiến cái sự chia buồn ấy đâu chẳng thấy mà đổi lại là sự hỉ hả của đám đông tụ tập vì tò mò và người thân của người chết cũng vui lây.
Thấy cảnh này cũng lạ, tôi liền hỏi chuyện chị vợ của anh H. “Tìm đâu ra gánh hát này vậy chị?”. “Trời chị đang buồn thúi ruột vì chồng chị đột nhiên đi bán muối (chết - PV), đang loay hoay lo tang thì tối nay tự nhiên ở đâu cả bọn nó kéo đến và dựng sân khấu hát hò”. Chị vợ anh H. còn nói thêm, nghe đâu là thằng Út em chị “đặt hàng” vụ này. Theo tay chị vợ anh H. chỉ, tôi tiến đến chỗ thằng Út. Út tuổi chừng ngoài hai mươi, nhuộm tóc vàng hoe, đang chăm chú xem các “nghệ sĩ” pê đê biểu diễn pha trò. Tôi hỏi Út để giải tỏa sự thắc mắc trong tôi: “Út tìm đâu ra vụ này vậy em”. Út trợn đôi mắt tròn xoe biếm lại tôi: “Ôi nhà báo mà không biết chuyện này à?”. Rồi nó giải thích, trong thành phố nơi nào cũng có những gánh hát kiểu này. Mấy “em” này thính lắm. Ở đâu có đám tang là đại diện gánh hát này vọt xe gắn máy tới và chào hàng. Xin hát chỉ kiếm tiền bo. Chủ nhà thích thì cho không thích thì thôi. Thằng Út thấy anh H. chết cũng buồn nên nhận lời cho đám này diễn cho hồn anh H. vui vẻ để đi cho êm, đầu thai cho dễ. Chứ đám ma mà buồn thì càng buồn thêm. Gia đình vui thì người chết mới vui.
Quả thật, đam tang ở khu phố nghèo ổ chuột đã đìu hiu buồn bã giờ lại chộn rộn hơn bao giờ hết. Khi những người đi viếng người quá cố đã ra về hết, không khí lại càng sôi động hơn khi hững gã pê đê bắt đầu “quậy”.
Sân khấu chỉ là mái hiên trước của một nhà hàng xóm đối diện với đám tang, diện tích chưa đầy 5 m2 nhưng có đến 6 "ca sĩ" chen chúc múa hát quay cuồng, với những câu giới thiệu gây sốc, như “Nghe em hát các quý vị quan khách sẽ được hoạt động mỏi tay”.
Dường như quá quen với cảnh này, nên lời của một gã pê đê vừa dứt, đám thanh niên choai choai trong xóm đã la ó, cười, vỗ tay chát chát, rồi rút những tờ tiền polymer chờ một em pê đê mặc vái ngắn cũn cỡn, với cổ khoét sâu lộ hẳn “đôi gò” vòng một mà gã phải bỏ trên một nghìn đô giải phẫu mới có, đi ngang là nhét thẳng vào cái khe ở giữa, tay còn lại bóp lấy bóp để cái “gò” của em ấy. Gã pê đê chẳng ngượng mà sướng ra mặt, nguýt dài một cái kèm theo ngón tay cong cong chỉ yêu vào má gã thanh niên vừa có hành vi khiếm nhã: “Cái anh này, nhẹ nhẹ thôi. Em sướng cả người nè, nhưng mạnh quá nó bể, em bắt đền đó nghen”.
Xong màn ra mắt, các nhóm “ca sĩ” cất giọng khàn khàn, éo éo bắt đầu hát bài "Ba nén hương trầm" khấn vái hương hồn người chết như một lời chia ly, đau buồn như họ vừa mất đi người ruột thịt. Ngồi gần cái hòm để đốt vàng mã, chị vợ anh H. cũng cất tiếng khóc sụt sùi và nhiều người thân của chị của anh H. cũng đưa tay chùi nước mắt. Không khí đau buồn chỉ được vài phút và cảm xúc của những người thân anh H. chưa kịp dứt thì các ca sĩ đã chuyển tông hát tiếp bài nhạc chế từ ca khúc thành danh của Tuấn Hưng: “Cồng vồng khuyết”: …. đã khuya rồi vẫn ngồi đếm sao, đếm xong rồi mới thấy tào lao... Nghe xong câu này, đám trẻ con lẫn người lớn đứng xem đều cười khanh khách.
Sau những bài hát rất… hot là phần biểu diễn áo tắm, thời trang và thoát y. Mọi người vừa được chiêm ngưỡng người đẹp vừa được "sờ vào hiện vật" khi đã bo đầy đủ cho các em theo tiêu chí “Đền bù đến đâu giải tỏa đến đó”. Chị vợ anh H. cười ngán ngẫm: "Không biết anh H. có vui với cách pha trò này hay không…?”. Còn một thanh niên hàng xóm cạnh bên do âm thanh ầm ĩ của “gánh hát” ngủ không được nên cũng mò ra xem thì chặc lưỡi nhìn di ảnh của anh H., lắc đầu: “Đúng là thằng H. giờ phải núp sau nải chuối nhìn gà khỏa thân”.
Mai Dung, một thành viên trong “gánh hát” này cho tôi biết, để có một thân hình như siêu mẫu với ba vòng đạt chuẩn phụ nữ, gã đã phải mất 1.700 USD cho vòng một, còn để làm phần dưới cho giống như thật thì mất đứt 2.500 USD. Trong khi đó, mỗi đêm đi hát đám ma cộng cả tiền bo cũng chỉ được trên 200.000 đồng. “Nhưng phải hát hằng đêm, em yêu nghệ thuật mà…” - Dung nói lạc quan.
Ít ai biết rằng, trong thế giới pê đê có một bộ mặt phong phú ra sao. Nhưng nói về nghệ thuật, ngoài việc đi show ở đám ma, trình diễn thời trang, văn nghệ khi hội họp trong giới, giờ những gã pê đê đã đàng hoàng diễn công khai trong các sự kiện. Chúng tôi tình cờ bắt gặp những gã pê đê show hàng trong một tiệc mừng khai trương nhà hàng ở Mũi Né, Phan Thiết…