Chung tình dữ nha”
May mắn là lúc đó thời điểm lễ giỗ tổ bắt đầu nên những đàn em của Út Đ. gọi gã vào chuẩn bị nhập lễ nên bỏ qua chuyện của tôi. Nhìn Út Đ. cúng bái trong bộ dạng chẳng khác nào một họan quan. Gã cầu nguyện cho “Quốc thái dân an”, nhân dân trong xã, ấp, tổ được bình an, thịnh vượng. Nhưng trên hết là “hội pê đê” của gã ngày một phát triển hơn về số lượng và ăn nên làm ra. Tàn lễ cúng là đến phần nhập tiệc, theo dự kiến sẽ kết thúc vào lúc 7 giờ tối để chuyển sang chương trình văn nghệ.
Lúc này trong nhà Út Đ. có gần 200 gã pê đê tề tựu, đến từ các tỉnh miền Đông Nam bộ và miền Tây. Số người được gọi bằng “huynh” rất ít vì theo Anh Như (ở Chợ Gạo, Tiền Giang) thì hầu hết họ đều để “ông xã” ở nhà. Vì họ đến đây không chỉ để chung vui mà còn đi tìm “của lạ”. Những “nạn nhân” của họ là thanh niên, con nghiện ở khu vực xung quanh tìm đến “bán mình” kiếm ít tiền chích choác, nhậu nhẹt. Và như vậy, anh bạn đi cùng tôi là người hạnh phúc nhất đêm nay vì quanh mình có biết bao “giai nhân tuyệt sắc”! Anh Như cảnh báo Hương: “Muội mà không giữ chặt thì mất ông xã như chơi đó nhé”. Tôi cũng phiếm chuyện nên chen vào: “Ai chứ huynh thì muội an tâm”. “Chung tình dữ nha”- Như vừa nói vừa đưa tay vẹo má tôi. Tôi cũng liền “phản đòn” theo bài Sắc Ly Hương huấn luyện, cũng đưa tay “nhéo” mạnh vào đùi Như một cái, kèm theo sự hờn dỗi: “Không được làm như vậy đâu nha! Đau muốn chết nè”. Tôi nói xong, đưa mắt nhìn anh bạn đi cùng. Cu cậu liền cười mỉm tôi hiểu... Nếu như ở nơi khác và chỉ có hai thằng với nhau thì chắc chắn hai đứa sẽ cười lăn quay vì nói kiểu ấy.
“Sến” kiểu…pê đê
Đúng như chương trình mà Út Đ. thiết kế, 19 giờ, chương trình văn nghệ bắt đầu. Rượu chuối hột và mồi được dọn ra. Ai tham gia thì ngồi vào chiếu, ai muốn “tâm sự” thì ra sau vườn. Anh bạn tôi dự định sẽ góp vui một bản nhạc “sến” nhưng khi nghe Út Đ. cất giọng hát thì mới biết mình bị hố vì đây là văn nghệ theo kiểu… giỗ tổ của pê đê.
Chẳng có nhạc trẻ, nhạc sến hay ca cổ, ngâm thơ mà nó na ná giống như đọc kinh. Lời kinh cũng hoàn toàn không có trong giáo lý nhà Phật mà do các gã tự “nặn” ra theo vần thể thơ lục bát. Khi người này “tụng” xong đoạn thơ của mình thì đến người khác và cứ lần lượt như vậy mãi cho đến 12 giờ đêm. Điều lấy làm lạ là những câu thơ không phải họ đã sáng tác sẵn mà là xuất khẩu trong hoàn cảnh cảm hứng trong buổi tiệc. Chẳng hạn, như câu thơ của “chị” Sáu Hạnh ở Long An:
"Hôm nay đầy đủ người xa
Chắc nhà em Đ. ba bốn ngày vui"
Cẩm Hồng ở Bến Tre liền tiếp lời:
"Em Sáu thì thật là tài
“Tỉ” đây thán phục lạy dài “muội” luôn".
Đọc vừa xong hai câu thơ, trong cơn ngà say của rượu chuối hột, Cẩm Hồng cao hứng, bỗng nhiên đứng dậy leo lên mặt bàn cữi phăng luôn cái đầm đang mặc trên người, show luôn vòng một mà gã vừa đi giải phẫu thẩm mĩ xong. Cả đám ồ lên xuýt xoa làn da trắng mỹ miều của “em” ấy. Đến Út Đ. nhìn vòng một của Cẩm Hồng còn phải kêu lên: “Đẹp lắm muội ơi!”…
Mối tình đầu…
Chúng tôi đành chịu với tiếc mục văn nghệ nên để Sắc Ly Hương ở lại mải mê tham gia “tụng” cùng hội. Chúng tôi rủ Huỳnh Nga, Anh Như ra phía sau nhà tâm sự, để lấy thông tin. Huỳnh Nga là một gã pê đê thân hình to tướng, tóc chẻ ngôi giữa nhưng miệng thì nhai trầu mỏm mẻm, nói: “Tỉ năm nay 41 tuổi rồi, tập ăn trầu là vừa. Mai mốt tới phiên muội cho coi!”. Tôi chê trầu hôi, trầu cay nên sẽ không bao giờ tập ăn thì thấy Huỳnh Nga buồn rười rượi.
Nga trầm tư một lát rồi nắm lấy tay tôi như để san sẻ nỗi đau. Giọng Nga lắng xuống: “Muội biết không, ngày xưa tỉ có rất nhiều người yêu nhưng rồi họ đều bỏ tỉ ra đi”. Trong số những người đó Nga yêu nhất là Tú, chàng sinh viên Đại học Bách khoa. Tú quê ở Đà Nẵng, nhà nghèo lắm nên khi vào học ở TP.HCM phải đi làm bồi bàn cho một quán ăn nằm trên đường Trương Định, quận 3. Trong một lần đi ăn, Nga gặp Tú và đem lòng yêu thương từ đó. Biết được hoàn cảnh của Tú, Nga thuyết phục về ở cùng mình và được Tú đồng ý. Thế là họ trở thành đôi “vợ chồng” hờ. Chuyện tiền nong lo cho học hành, ăn mặc của Tú đều được Nga lo chu tất không một chút bận tâm. “Vậy đó, mà khi ra trường Tú đi mất tăm, tỉ tìm hoài không gặp”. Buồn bã, chán nản Nga quyết tâm không vương vấn đường tình và... ăn trầu để quên thời thanh xuân “hồng nhan bạc phận” của mình.