Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon đã thuyết phục tổng thống Malawi để tha thứ một cặp "vợ - chồng" đồng tính bị kết án vì tổ chức một đám cưới. Nhưng lời kêu gọi cải cách luật chống đồng tính ở châu Phi đã dấy lên một thách thức lớn đối tại đây.
Người tham gia cuộc diễu hành Gay Pride thường niên vào ngày 6-3-2010 vừa qua tại Cape Town, Nam Phi - Ảnh: AFP
Ông Ban đã liên tục ca ngợi Tổng thống Bingu wa Mutharika về quyết định “can đảm” của mình khi đã tha bổng cho hai người đàn ông bị kết án lao động khổ 14 năm trong tháng này vì hai người đã làm đám cưới trái phép.
Trong khi Mutharika cho biết ông sẽ thả Tiwonge Chimbalanga, 20 tuổi, và bạn trai Steven Monjeza 26 tuổi của anh, ngài tổng thống cũng bày tỏ rõ sự không đồng thuận với lời kêu gọi của tổng thư kí LHQ. Tổng thống Malawi nói: "Truyền thống và văn hóa của chúng tôi không cho phép hôn nhân đồng tính. Trong tất cả các khía cạnh của lý luận, trong tất cả các khía cạnh của sự hiểu biết của con người, hai chàng trai đồng tính này đã sai lầm, hoàn toàn sai."
Nhưng ông Ban Ki-Moon đã đặt vấn đề ở Malawi trong khuôn khổ mối quan tâm về nhân quyền quốc tế, và kêu gọi cải cách luật chống người đồng tính không chỉ nên thực hiện ở Malawi, mà còn là "ở bất cứ đâu mà LGBT tồn tại". Malawi hiện đang đứng đầu Liên minh châu Phi cho nên hành vi tha bổng trên của tổng thống Mutharika càng thêm có ý nghĩa. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì tại châu Phi, 38 trong số 53 quốc gia đã có luật kết tội đồng tính luyến ái và một số nơi thậm chí còn kết án tử.
Trong chuyến công du châu Phi vừa qua của tổng thư kí LHQ, ông cũng đã đến thăm những quốc gia mà luật chống đồng tính gần đây đã được chú ý sâu sắc gồm Malawi và Uganda. Thậm chí những nước này còn dự định trình một dự luật cho phép xử lí hình sự các hoạt động thảo luận công khai về đồng tính, và cấm gay được thuê tài sản. Mặc dù luật này có vẻ cực đoan, nhưng nó lại xuất phát từ chính sự phản đối sâu sắc của những người dân các nước này.
Tại Zimbabwe, hai nhà hoạt động đồng tính đã bị giam giữ trong sáu ngày cuối tuần về tội tàng trữ ảnh khiêu dâm và hạ nhục Tổng thống Robert Mugabe vì trong tháng Ba, hai người này đã gọi ngài Tổng thống là “kẻ tâm thần”.
Trong tháng Hai, một đám đông ở Kenya đã tấn công những người nghi ngờ là đồng tính tại một bệnh viện AIDS.
Năm ngoái, ở Senegal, quan tài của những người đồng tính nam được khai quật và bị ném xác ra khỏi nghĩa trang Hồi giáo.
Về những vấn đề trên, tổng thư kí Ban Ki-moon nói: "Mỗi và mọi thành viên nhà nước, họ có luật riêng trong nước của họ, quy định, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo và niềm tin rằng chúng tôi tôn trọng. Tuy nhiên, khi những giá trị, pháp luật và truyền thống đó nếu không phù hợp với những điều cơ bản nhất về nhân quyền quốc tế hoặc các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản khác, thì đó là trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo cần phải cải cách, thay đổi hoặc điều chỉnh".
Một khó khăn gặp phải nếu muốn cải cách luật là làm thế nào đối phó với hành động chống đối từ dư luận ủng hộ các luật khắc nghiệt này, đặc biệt là khi họ thường xuyên được ủng hộ bởi những bởi lãnh đạo tôn giáo chính thống.
Canaan Phiri, Tổng thư ký Hội đồng Giáo hội của Malawi, nói rằng "hành vi đồng tính luyến ái là một tội lỗi và bản án về đồng tính đã được pháp luật tính đến".
Một giám mục kiêm chủ tịch Hội đồng AIDS quốc gia người Zambia là J.H.K. Banda đã có những nhận xét tương tự trong nước.
Các nhà lãnh đạo Anh giáo của Nigeria đã phản ứng dữ dội chống lại các đám cưới đồng tính diễn ra trong nhà thờ.
Tuy nhiên cùng lúc đó, cộng đồng đồng tính nam ở châu Phi đang trở nên quả quyết hơn trong những cuộc vận động cho quyền lợi của mình.
Nam Phi vẫn là nước duy nhất ở lục địa này đảm bảo quyền bình đẳng cho người đồng tính.
Một nhóm ở Botswana đã tạo nên một thách thức pháp lí khi gửi đến chính phủ nước này những luật về đồng tính nam. Một nhóm đồng tính tại vương quốc Lesotho đã đề nghị được chính thức công nhận. Và cuối năm nay, Rwanda đã quyết định không cấu thành tội phạm các mối quan hệ đồng tính.
Trong khi Ai Cập cấm tổ chức một buổi hòa nhạc của ca sĩ Elton John thì Ma-rốc lại hoan nghênh buổi biểu diễn của ông trong tháng này và gạt sang một bên những mối quan tâm của các nhóm tôn giáo.
Joseph Amon, giám đốc cơ quan Sức khỏe và Nhân quyền – một nhánh của tổ chức Theo dõi Nhân quyền – nói: “Những giá trị của sự riêng tư, của việc tôn trọng các quyền cá nhân là những giá trị đặc trưng của châu Phi. Cho nên việc loại trừ những luật làm cuộc sống của một bộ phận nào không nên có những mâu thuẫn như vậy. Việc ân xá cho hai thanh niên ở Malawi là một dấu hiệu tốt nhưng chỉ mới là bước khởi đầu. Và những bước đi kế tiếp phải thực sự là việc bãi bỏ những luật lệ chống đối này”.